Tam Hoàng Ngũ Đế là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ. Trong chuyên mục lần trước anh Duy đã đề cập và giải thích đến Tam Hoàng. Thế thì còn Ngũ Đế, anh Duy có thể nói sơ cho quý khán thính giả được biết họ là ai không?
Ngũ đế bao gồm: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn.
Trong đó nổi bật nhất phải kể đến Nghiêu, Thuấn và Hạ Vũ, những vị vua nối tiếng anh minh ngày từ buổi lập quốc của lịch sử Trung Hoa.
Hoàng Đế , còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, là một vị vua huyền thoại và anh hùng văn hoá Trung Quốc, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán.
- Hoàng Đế được coi là một trong Ngũ Đế, theo huyền sử Trung Quốc thì ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN và là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán.
- Hoàng Đế, tên thật là Công Tôn Hiên Viên, là con của bà Phù Bửu. Mẹ ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông. Thưở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, dáng vẻ ngoài rất kỳ dị, khi còn bọc trong tã đã biết nói, lớn lên cần cù hiểu biết sáng suốt.
Chiến công :
- Chiến thắng Xi Vưu
- Phát minh: làm nhà, chế xe thuyền, kim chỉ nam, lịch cỗ TQ, y thuật, may quần áo ngũ sắc. Vợ là Huy Tổ dạy phụ nữ kéo tơ nuôi tằm, dệt lụa.
Huyền Đế là cháu và là vị vua kế nhiệm Hoàng Đế, không có nhiều tài liệu nói đến và cũng không nổi bật lắm. Trong 3 người con của Chuyên Húc có 1 người tên Cổn, sau này Cổn sinh ra 1 người con tên là Hạ Vũ thành lập ra triều Hạ nổi tiếng.
Đế Cốc (Đế Khốc) là cháu của Hoàng Đế. Vợ tư đế Cốc sinh ra Đế Nghêu.
Đế Nghiêu hoặc Đường Nghiêu, là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại, một trong Ngũ Đế.
- Trong thư tịch cổ, Đường Nghiêu thường được ca tụng là một vị vua tài giỏi và đạo đức, lòng nhân từ và sự cần cù của ông được coi là kiểu mẫu cho mọi bậc Đế vương khác của Trung Quốc. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt sáng suốt gồm: Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đại Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng có thể họ đại diện cho những lãnh tụ của các bộ tộc liên minh đã thành lập nên một hệ thống trật tự chính phủ thống nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp sang một xã hội phong kiến gia trưởng.
- Theo Sử ký, Đế Nghiêu là con trai của Đế Khốc. Ông có người em khác mẹ là Đế Chí. Đế Khốc mất, Đế Chí lên thay. Tuy nhiên, do Chí không có tài trị nước nên Phóng Huân thay ngôi, tức là Đế Nghiêu.
- Theo truyền thuyết, Nghiêu lên ngôi khi 20 tuổi, qua đời ở tuổi 79 và ông truyền ngôi cho Thuấn, người được ông gả cho hai cô con gái từ trước. Trong nhiều cống hiến của mình, Đế Nghiêu được cho là đã phát minh ra cờ vây. Nhân vật Bành Tổ cũng được cho là một nhân vật của thời Đế Nghiêu.
- Trong văn học Việt Nam, đời Nghiêu, Thuấn thường được dùng để miêu tả cảnh thái bình “Ngoài đường không lụm của rơi, trong nhà không lo đóng cửa”
- Bên trong Điện Thái Hòa ở Huế, ngay trên ngai vị có bài thơ:
Vâng, vua nghiêu là 1 vị vua hiền từ anh minh đã được Khổng Tử ngợi ca trong Luận Ngữ như sau “Làm vua như Nghiêu thật là vĩ đại thay! Thật là cao quý thay! Chỉ có trời là cao lớn nhất, cũng chỉ có Nghiêu là người biết dựa vào đạo trời. Công đức của Nghiêu to lớn không cùng, dân chúng không thể ca ngợi cho xiết. Công lao của Nghiêu vô cùng vĩ đại. Chế độ lễ nhạc do Nghiêu đặt ra vô cùng sáng tỏ, chiếu tỏa hào quang khắp mọi nơi”, thế còn Vua Thuấn thì sao mà lại được sánh ngang hàng với vua Nghiêu vậy thưa Anh?
Nguyên tên Đế Thuấn là Trọng Hoa. Theo truyền thuyết, mẹ ông Ốc Đăng là người rất hiền đức mất sớm, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng. Dù bị mẹ con Tượng và cả Cổ Tẩu đối xử không tốt, Thuấn vẫn một mực hiếu thuận, giữ đúng đạo làm con.
- Danh tiếng Trọng Hoa được người trong bộ lạc nể phục nên khi trưởng thành, ông được bầu làm thủ lĩnh bộ lạc. Ông đem bộ lạc quy phục Đế Nghiêu và được Đế Nghiêu gả cho hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh, đồng thời tặng cho lương thực và rất nhiều bò dê gia súc.
- Bộ lạc Hữu Ngu dưới sự lãnh đạo của ông ngày càng hùng mạnh, trở thành một trong những trụ cột chính trong liên minh các bộ lạc dưới quyền quân chủ của Đế Nghiêu.
- Được Đế Nghiêu truyền Ngôi
- Khi Đế Nghiêu già yếu, Thuấn được Đế Nghiêu nhường ngôi vị quân chủ của liên minh các bộ lạc. Ông đặt thủ đô của liên minh tại Bồ Phản, Sơn Tây hiện nay). Từ đó, ông thường được gọi là Đại Thuấn hay Ngu Thuấn.
- Việc Đế Nghiêu chọn Thuấn nhường ngôi chứ không nhường ngôi cho con mình là Đan Chu thường được sử sách đời sau coi là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng tư của dòng họ.
- Tuy nhiên có ý kiến căn cứ vào Trúc thư kỉ niên, cuốn biên niên sử nước Ngụy thời Chiến Quốc cho rằng:
Ảnh hưởng trong văn học
Hình ảnh Đế Thuấn
dùng làm điển cố miêu tả thái bình.
Một điển cố khác liên quan đến vua Thuấn là sông Tương.
Theo truyền thuyết, vua Thuấn đi tuần thú đất Thương Ngô ở miền sông Tương không may bị bệnh chết. Hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh (con vua Nghiêu) đi tìm vua đến bên sông Tương, ngồi bên bờ sông khóc lóc thảm thiết rồi trầm mình tự tử. Do đó, giọt Tương hay mạch Tương thành điển cố chỉ giọt nước mắt, nhất là nếu khóc vì tình.
Trong truyện Kiều có câu:
Đế Thuấn là 1 vị hoàng đế rất có ảnh hưởng trong thơ ca Việt Nam và điển tích của ông nhiều lần được nhắc đến trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Thế nhưng thay vì truyền ngôi cho con của mình, thì ông lại truyền Ngôi cho Đại Vũ. Thế là sao thưa anh?
Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, tên khi sinh của Đại Vũ là Tự Văn Mệnh, ông là cháu 5 đời của Hiên Viên Hoàng Đế; cha của Vũ là Cổn, là con trai út của Chuyên Húc. Ông được vua Thuấn truyền ngôi ở tuổi 53.
Câu chuyện Đại Vũ trị thủy :
Huyền thoại
Truyền ngôi :
- Trước thời vua Vũ, ngôi vua được kế tiếp cho người nào được cộng đồng coi là có đạo đức cao nhất, chứ không phải là truyền cho con. Ban đầu, Hạ Vũ đã chọn người hiền tài là Cao Dao thay mình, nhưng Cao Dao mất sớm nên ông chọn con Cao Dao là Bá Ích.
- Theo chính sử, con trai vua Vũ, Khải, đã chứng minh được khả năng của mình, được nhiều người ủng hộ hơn Bá Ích và trở thành người thừa kế ngôi báu của cha, đánh dấu sự khởi đầu của một triều đại mới là Nhà Hạ, triều đại đầu tiên của phong kiến Trung Quốc. Nó đã trở thành một hình mẫu cai trị dựa trên thừa kế ở Trung Quốc.
Xin cảm ơn anh, hôm nay chúng ta đã lược qua Ngũ Đế, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Nghiêu, Thuấn và Hạ Vũ, những vị vua nối tiếng anh minh ngày từ buổi lập quốc của lịch sử Trung Hoa. Dựa vào đây những buổi thảo luận tiếp theo chúng ta sẽ đi đến những trang đầu sử Việt, vốn chịu ảnh hưởng và liên quan rất lớn đến lịch sử Trung Hoa.
Vị vua đầu tiên của Việt Nam là ai? Xin mới các bạn đón xem. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại các bạn.
Duy Nguyễn - HLV Thể Hình & Fitness