Đăng Ký Cập Nhật Video Thường Xuyên Trên Youtube

Để xem các video chất lượng cao của chúng tôi 1 cách nhanh nhất, các bạn vui lòng đăng ký kênh bằng cách nhấp vào nút bên cạnh
Vlog DN - Đau nhức cơ - Buổi tập thành công hay điềm báo chấn thương ?
Xin chào tất cả các bạn! Chắc hẳn 90% các bạn xem video này đều đã từng tập tạ. Thế các bạn có nhớ cái thuở ban đầu đau điếng ấy không? Ngày đầu tiên các bạn đau dữ dội, dần dần chỉ còn đau tê tê, một số bạn về sau không còn cảm thấy đau nữa. Thế thì ngày hôm nay Duy sẽ nói về chủ đề: tại sao đau cơ bắp?

Đau nhức cơ bắp là hạnh phúc trong tập luyện. Làm việc gì cũng đòi hỏi phải có phản ứng từ 2 phía. Tạ vô tình nhưng cơ thể bạn là một thứ tràn đầy cảm xúc. Tập tạ sẽ kích thích, tác động lên cơ bắp thì cơ bắp phải đau. Người mới tập buổi đẩu thì sự đau nhức đó sẽ kéo dài khá lâu, lâu nhất trong tất cả các giai đoạn tập thể hình. Lúc trước Duy có một cô người yêu khi tập ngày đầu về thì toàn thân ê ẩm. Chuyện rất vui khi Duy nhận được điện thoại từ cô ấy thì cứ ngỡ là hôm nay sẽ được “lâm trận” nhưng không ngờ là cô ấy gọi Duy sang nhà là để xoa bóp lưng. Thông qua câu chuyện hài hước của Duy, Duy muốn nói với các bạn là buổi đầu tập mà đau nhức dữ dội là điều hoàn toàn bình thường. Sự chịu đựng cơn đau của mỗi người mỗi khác. Người có sức đề kháng tốt có thể họ sẽ đau ít hơn người bình thường. Vì thế mà sau này khi tập luyện mà sự đau nhức của mình không bằng một người nào đó thì chưa hẳn là bạn tập sai.

Ngoài ra, đối với phụ nữ thì sự chịu đựng cơn đau của họ sẽ kém hơn đàn ông. Cơn đau đầu này các bạn hãy cố gắng vượt qua vì nếu không bạn sẽ đau lâu như thế mãi mãi. Có thể hôm sau bạn tập nhẹ nhàng cũng được, tập cho cơ bắp có hoạt động thôi chứ cũng không cần phải tập nặng vì chúng ta đang làm quen với thể hình ở tuần đầu này. Trong giai đoạn này, bạn nào cảm thấy mình yếu quá và có khả năng sẽ bị bệnh thì có thể uống thuốc cảm đề phòng trước. Chẳng hạn như thuốc giảm đau, kháng viêm Alaxan. Cơn đau này vẫn có khả tiếp tục diễn ra trong cuộc đời tập thể hình của chúng ta. Bạn chỉ cần nghỉ tập khoảng 1, 2 tuần là sẽ lại đau như thế khi cơ bắp bạn không có được sự hoạt động thường xuyên.


Duy Nguyễn - HLV Thể hình và Fitness

Nhưng có một vấn đề khác ở đây mà Duy muốn nói với các bạn đó là đau nhức khác với chấn thương. Đau nhức là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ bắp. Nói một cách ví von, cái đau đó chính là lúc cơ bắp đang suy nghĩ cách để mạnh hơn và to hơn để sau này không còn đau nữa. Ví dụ cơ bắp đau và suy nghĩ ra được là muốn hết đau thì phải có các chất dinh dưỡng rồi sau đó hỏi não bộ có cung cấp được những thứ đó hay không. Khi được não trả lời là không thì nó sẽ buồn và tiếp tục đau do không có chất cần thiết để xử lý cơn đau.

Nếu thật sự cơ bắp đau nhức thì nó sẽ hết trong vòng 48 đến 72 tiếng hoặc cao lắm là 6 đến 7 ngày. Còn nếu cứ tiếp tục đau đến ngày thứ 8 thứ 9 thì chắc chắn bạn đã bị chấn thương. Hơn nữa, khi bị đau sinh lý thì hôm sau bạn tập nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến buổi tập, bạn sẽ không có cảm giác cơn đau đang nặng thêm. Ví dụ, khi bạn tập chuột vào hôm qua mà hôm nay lại tập tiếp thì nếu đau sinh lý bạn tập có thể sẽ yếu hơn hôm qua nhưng mọi thứ khác vẫn bình thường. Còn chấn thương thì bạn sẽ cảm thấy đau nhói ngay lần đầu thực hiện động tác.


Pursuit-Rx Natural Recovery Blend
Bổ sung Protein và Carb phức tạp, phục hồi sau tập nhanh chóng

Như vậy, chúng ta đã biết cách phân biệt được giữa đau sinh lý và chấn thương. Tiếp theo chúng ta sẽ cũng tìm hiểu cách để hạn chế cơn đau sinh lý. Thứ nhất, bạn hãy khởi động kỹ trước tập. Ngoài khả năng giúp bạn phòng chống chấn thương nó còn giúp bạn đau nhức ít hơn. Đau ít hơn không có nghĩa là bạn tập kém hiệu quả hơn đâu nhé. Thứ hai, trong quá trình tập bạn cần uống nước nhiều để tăng cường khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng phục vụ cho buổi tập. Thứ ba, bạn hãy căng cơ sau buổi tập giúp mạch máu được lưu thông tốt hơn vì thế mà cũng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, tập luyện đúng kĩ thuật cũng góp phần giảm đau nhức.

Đó là lúc chưa bắt đầu đau nhức. Đối với tình trạng đã đau nhức rồi thì bạn hãy thực hiện các biện pháp sau. Thứ nhất, ưu tiên sự phục hồi bằng cách sau tập ăn protein thật tốt và carb cũng thật tốt. Lưu ý là ăn thật tốt chứ không phải là ăn thật nhiều nhé. Tốt ở đây là vừa nhiều mà cũng vừa chất lượng. Ngoài ra, bạn nào nghĩ cơ thì chỉ cần protein thì hoàn toàn sai lầm. Vì trong cơ còn dự trữ cả glycogen nên phải bổ sung thêm carb nữa để tái tạo lại trữ lượng đó. Thứ hai là sự nghỉ ngơi. Bạn hãy ngủ nghỉ sao cho cuộc sống bạn trở nên bớt căng thẳng và hạnh phúc hơn. Ở đây lý do Duy muốn hạn chế sự nhức cơ bắp lại trong khi đó là cảm giác hạnh phúc trong thể hình là vì nếu cảm giác này diễn ra quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống các bạn. Hãy thử tưởng tượng việc tập chân xong mà lúc về nhà lại nằm suốt ngày, không đi đứng được gì thì cuộc đời này bạn làm được gì nữa.

Còn massage cũng vậy. Đi massage thì phải cảm thấy đã hơn chứ không phải cảm thấy đau hơn. Thế nên massage là liệu pháp có thể vừa ngăn chặn, giảm đau nhức cũng như phục hồi sau đau nhức. Một liệu pháp khác nữa mà bạn có thể nghĩ đến là tắm nước đá để giảm đau. Tuy nhiên Duy không khuyến khích các bạn dùng liệu pháp này nhiều vì đôi khi những bạn nào sức khỏe yếu có thể bị cảm. Lưu ý là các bạn không tắm ngay sau tập mà phải để thân nhiệt ổn định và biến đổi từ từ tránh gây sốc nhiệt. Thông thường những nơi Duy ở và làm việc thì lúc nào cũng mở máy lạnh tối đa.

Nhìn chung cơn đau nhức kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Trừ khi bạn là vận động viên thì Duy không nói, vì đó là cái nghề của bạn. Đừng để tình trạng sau tập về nhà cơ thể uể oải, ngáp lên ngáp xuống hay thậm chí là đãng trí. Thí dụ bạn tập buổi sáng mà phục hồi không tốt là kể như cả ngày đó của bạn trở thành vô ích. Hoặc ngược lại là tập buổi tối và sáng mai bạn không còn sức để đi làm.

Đương nhiên tập thể hình thì sẽ đau nhức nhưng cơn đau kéo dài thì đó không còn là khái niệm hạnh phúc nữa mà là một dấu hiệu xấu. Có nhiều bạn quan niệm rằng tập chân phải tập cho làm sao để không thể đi đứng đàng hoàng được thì mới gọi là hiệu quả. Với Duy, hiệu quả đâu không thấy mà chỉ thấy cuộc đời bạn sẽ vô cùng khổ sở. Thể hình phục vụ cuộc sống chứ đừng để điều ngược lại xảy ra. Có như vậy thì cuộc sống mới vui vẻ và có ý nghĩa. Tiện đây nói luôn, bạn nào chỉ có ăn mì gói mà vào phòng tập lại còn tập “banh xác” nữa thì bạn đang tự sát đấy. Đó là một tình trạng mà nhiều người hay gặp gọi là lao lực. Lao lực để mưu sinh thì còn có thể chấp nhận được chứ lao lực theo kiểu cu li không lương trong phòng gym thì không đáng chút nào. Thôi thì Duy cũng xin chúc các bạn có một chiến lược tập thể hình hợp lý, phân biệt được giữa đau nhức với chấn thương, biết được cách khắc phục cũng như hạn chế tình trạng đau nhức kéo dài. Xin thân ái kính chào các bạn!

Website này chỉ chia sẻ kiến thức thể hình, dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung chứ không mua bán. Nếu bạn có nhu cầu chọn mua những dòng supplement uy tín, chất lượng cao vui lòng ghé thăm THOL STORE - SIÊU THỊ SUPP CHÍNH HÃNG USA. Tất cả từ supplement đến phụ kiện thể hình đều có đủ các bạn nhé.

Bạn cũng có thể tham quan 4 trung tâm thể hình của chúng tôi tại Tp HCM với thiết bị nhập khẩu USA high class nhất Việt Nam tại: THOL GYM CENTER. Tập luyện tại THOL GYM bạn sẽ kế thừa được khối lượng kiến thức từ website này với thiết bị tập luyện và không gian VIP nhất, giúp bạn thành công nhanh hơn không chỉ trong sự nghiệp gymer mà còn cả trong mindset cuộc sống. Các trung tâm được tọa lạc tại các địa chỉ:

  • THOL GYM Bình Tân: 107 đường số 6, Bình Trị Đông B, Bình Tân, tp HCM
  • THOL GYM Q7: 102 Lý Phục Man, phường Bình Thuận, Q7, tp HCM
  • THOL GYM Q9: 10 Trương Văn Thành, phường Hiệp Phú, Tp Thủ Đức
  • THOL GYM Q12: 535 Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, Q12, tp HCM

MXH THEHINHONLINE

Thư Viện Các Bài Tập Thể Hình

Các Bài Tập Thể Hình quan trọng

Bạn không biết mình có thực hiện đúng các động tác thể hình hay không? Bạn cần có 1 sự kiểm chứng từ những người có kinh nghiệm và thực tâm nghiêm túc chia sẻ cùng bạn? Hãy truy cập thư viện danh sách các bài tập thể hình quan trọng của chúng tôi bao gồm các bài tập được chia thành từng nhóm cơ để các bạn tiện theo dõi bao gồm: cơ chân (hông, mông, đùi, đùi trước, đùi sau, bắp chân), cơ ngực (ngực trên, ngực lớn, cách dày ngực trong), cơ xô lưng (lưng giữa, xoo và lưng dưới), cơ vai (vai trước, vai sau, vai ngoài lớn), cơ tay (tay trước, tay sau), cơ bụng (gồm bụng trước và bụng xiên), các bài tập cardio tim mạch quan trọng .... Tất cả đều có tại Thư Viện Các Bài Tập Thể Hình

Giáo Án Lịch Tập Thể Hình

Giáo Án Lịch Tập Thể Hình

Bạn sẽ không thể thành công nếu bạn không có giáo án đúng đắn và 1 lịch tập khoa học nghiêm túc, bạn chưa đủ kinh nghiệm để thiết kế cho mình 1 lịch tập hoặc bạn không chắc lịch tập hiện tại của mình có ổn hay không? Không sao, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn. Chúng tôi hiện có trên 10 giáo án lịch tập phù hợp cho tất cả các đối tượng nam nữ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho nhiều mục tiêu tập luyện thể hình khác nhau: tăng cân, tăng cơ, giảm mỡ ... tất cả đều có tại Giáo án lịch tập thể hình từ cơ bản đến nâng cao