Đai bảo hộ dường như đang quay trở lại. Liệu chúng có phải là phụ kiện bắt buộc phải có cho mọi người nâng tạ hay không?
Một số người nâng tạ bao giờ cũng phải đeo những cái đai bảo hộ cũ kĩ bằng thì mới tập được, trong khi có những người khác đã trải qua toàn bộ sự nghiệp của họ mà vẫn không hề đeo một chiếc.
Bốn huấn luyện viên dưới đây sẽ nhắm vào phụ kiện thời trang phổ biến nhất trong việc nâng tạ - đó là đai bảo hộ.
"Một vận động viên không nhận được bất cứ điều gì từ việc sử dụng một cái đai."
Nguồn: robertsontrainingsystems.com
Chỉ có những người đang cố gắng thi đấu trong một môn thể thao sức mạnh (như vận động viên Olympic, powerlifter, strongmen,...) nên đeo dây đai khi họ nâng.
Khi đánh giá khách hàng của chúng tôi, họ hầu như đều đến với một cơ core yếu và kém phát triển. Vì vậy, chúng tôi phải mất thời gian xây dựng lại cùng với những cách huấn luyện thông minh và những tiến bộ trong viêc tập thể dục.
Nếu ai đó liên tục sử dụng một cái đai để "che giấu" đi một cơ core yếu (liên quan đến hông/chân của họ), thì đây là một vấn đề chúng ta cần phải giải quyết.
Một vận động viên thực sự không nhận được bất cứ điều gì trong việc sử dụng một cái đai. Và rất nhiều lần nó lại làm việc theo cách chống lại họ bởi vì mục tiêu của họ là xây dựng một cơ thể cân bằng mà lại hoạt động như một đơn vị chức năng.
Đối với các vận động viên tập luyện các môn sức mạnh, đó là một câu chuyện khác - bạn sẽ được đánh giá về khả năng di chuyển khối lượng tạ của bạn. Tuy nhiên, phần lớn thời gian tập luyện vẫn phải được thực hiện mà không được sử dụng đến đai, chỉ sử dụng đai khi trong phạm vi 85% + mức tạ tối đa nâng được.
Để sử dụng đai một cách hiệu quả, có rất nhiều thứ khác nữa chứ không chỉ đơn giản là "đẩy phần bụng của bạn ra ngoài." Trong thực tế, điều này là bất lợi vì nó sẽ đóng phần lưng dưới của bạn vào vị trí duỗi (extension).
Thay vào đó, việc đeo lên một cái đai và thở nhẹ ra, sẽ cho phép phần xương sườn đi xuống. Bây giờ với phần xương sườn đi xuống, hít thêm một hơi nữa – thì bạn sẽ cảm thấy áp lực lên phía trước, hai bên và lưng ở cái đai.
Theo chu vi, điều này là đúng, sự ổn định phần core sẽ đi theo mọi hướng. Bạn sẽ không chỉ ổn định hơn mà còn giúp tăng thêm trọng lượng nâng.
"Việc quá phù thuộc vào đai lưng sẽ làm yếu đi phần cơ core."
Đai bảo hộ có thể giúp nâng cao hiệu suất trên những bài nâng nặng mà có bao gồm phần lưng dưới. Nếu một người tập tạ squat nặng hoặc tập các bài kéo nặng, thì đai lưng có thể giúp tăng cường hiệu suất trên những bài đó.
Tuy nhiên, nếu bài tập đó không thực sự gây áp lực lớn lên phần lưng dưới/core nhiều – như bài leg press, tricep pushdown, v.v – thì việc đeo một cái đai lưng sẽ không cần thiết (ngoại trừ việc làm cho eo của bạn trông nhỏ hơn và vai của bạn trông to hơn).
Việc quá phụ thuộc vào những cái đai bảo hộ có thể sẽ làm cho hệ thống phần cơ core yếu đi.
Nói cách khác, những người như Louie Simmons sẽ biện hộ cho việc đẩy phần cơ bụng của bạn về phía đai lưng, trong những trường hợp mà đai lưng có thể thực sự có hiệu quả trong việc làm phần cơ core của bạn mạnh hơn bởi vì bạn sẽ có một vài kháng lực – từ đai lưng – để đẩy ra chống lại nó.
Nhưng nếu bạn không phải là một vận động viên và bạn không mang đai lưng trong môn thể thao của bạn, vậy thì bạn nên đeo một cái đai sơ sài thôi.
Vì vậy câu trả lời của tôi cho câu hỏi về đai lưng là: Đầu tiên, đừng đeo nó cho những bài tập mà không bao gồm phần lưng dưới nhiều, và tuyệt đối đừng là một trong những chàng trai mà đeo đai lưng từ ở trong phòng thay đồ và sẽ không tháo nó ra cho đến khi tập xong và thay đồ ra trở lại.
Thứ hai, hãy để dành đai lưng cho những set tập nặng, cho dù nó có ý nghĩa gì đối với bạn chăng nữa. Nói một cách tổng quát, đối với những set làm nóng và set tập nhẹ thì sẽ không cần đeo đai, nhưng đối với những thứ lớn hơn thì hãy đeo nó vào.
Cuối cùng, bạn nên học cách sử dụng đai lưng. Tôi rất thích tập những bài làm mạnh phần cơ core lên là khi tôi đeo đai lưng lên, đi vào vị trí nâng tạ, và sau đó làm căng cứng phần core lên.
Thỉnh thoảng tôi có những vận động viên nâng tạ đặt những ngón tay của họ vào giữa đai lưng và phần core của họ. Khi họ gồng lên họ sẽ cảm thấy một áp lực khá lớn trên những ngón tay của họ. Điều này nghe thì dễ vậy nhưng sẽ khó đấy, và nếu bạn tính thực hiện theo như vậy, vậy thì hãy thoái lui các bài tập theo những cách sau:
Bắt đầu ở vị trí đứng bình thường mà sẽ uốn cong phần lưng dưới một tí và học cách gồng ở vị trí đó. Sau đó chuyển sang vị trí nâng tạ cụ thể hơn. Giữ việc gồng đó trong khoảng 5 giây và thực hiện một vài set của việc này.
Nếu bạn đang bị chấn thương và bạn cảm thấy rằng đai lưng sẽ giúp bảo vệ nó, vậy hãy đeo nó. Việc gồng chặt cơ core sẽ dễ dàng thực hiện ở vị trí cột sống duỗi thẳng, nhưng trong khi nâng tạ chúng ta sẽ muốn bắt chước vị trí nâng tạ của chúng ta mà trong đó thường sẽ xảy ra một sự duỗi nhẹ cột sống.
Khi nói về những loại đai lưng, tôi hơi thiên về đai lưng Inzer Forver với một cái đòn bẩy. Tôi đã cùng sử dụng một loại đai lưng như vậy trong 17 năm và giờ vẫn còn yêu nó.
Nguồn: www.timhenriques.com
"Câu trả lời nằm ở giữa."
Khoảng 400 năm trước, khi lần đầu tiên tôi đặt chân tới phòng gym, mọi người đều đeo đai lưng. Bất chấp là bạn đang tập squat, bench press, hoặc đang tham gia lớp aerobics, một cái đai nịt hông từng là một phần của trang phục tập gym cũng như là leg-warmers (vật phủ ấm chân từ đầu gối đến mắt cá) hoặc những cái quần Zubaz.
Sau đó, khoảng 15 năm sau, những chàng trai như Paul Chek đã xuất hiện và chống lại những cái đai lưng bằng cách nói về việc chúng làm chậm sự phát triển của những cơ bụng theo chiều ngang và những hệ thống cơ core khác. Tại thời điểm này, ngoại trừ tên của bạn là Sven và bạn đang nâng mức tạ là viên đá 400 pound tại cuộc thi Người Đàn Ông Khỏe Nhất Thế Giới, thì bạn sẽ không bị bắt gặp đã chết khi đang đeo đai.
Ở hầu hết mọi thứ, câu trả lời đúng nằm ở giữa đâu đó của sự việc. Phần lớn mọi người không nên đeo đai lưng bảo hộ vào phần lớn thời gian.
Tuy nhiên, nếu bạn đang chuẩn bị tập tối đa hoặc gần tối đa sức trên bài squat hoặc deadlift, và mức tạ trên thanh đòn dao động quanh quẩn ở mức gấp đôi trọng lượng cơ thể, thì một cái đai lưng dĩ nhiên sẽ giúp bạn hoàn thành bài tập đó bằng cách cung cấp theo các sự hỗ trợ cho cơ bụng và cơ lưng dưới của bạn cũng như là sẽ giúp giữ cho cột sống của bạn khỏi bị bẻ vụn thành một đống tro bụi.
Tôi cũng nhận thấy có rất nhiều vận động viên Olympic mang những chiếc đai lưng mỏng có khóa đóng Velcro và tập những rep với nỗ lực gần như tối đa. Đây cũng là một ý tưởng tốt vì bất cứ thứ gì có thể giúp bạn an toàn hơn và tập luyện lâu hơn và khó hơn sẽ mang lại lợi ích trong thời gian dài. Và theo cách mà rất nhiều vận động viên này tập luyện và những khối lượng tạ lớn mà họ có thể nâng lên thì những cái đai lưng này có lẽ là cần thiết.
Trong khi việc bạn muốn cái thắt lưng của bạn được siết một cách chặt chẽ, thì mục tiêu là phải có được một cái bụng đầy không khí và siết chặt cơ bụng của bạn về phía đai lưng. Vì vậy, nếu bạn đang đeo một cái đai lưng quá chặt đến nỗi bạn không thể hít thở sâu và đầy được, thì có lẽ bạn nên nới ra một chút.
Bạn thực sự có thể sử dụng một cái đai lưng như là một công cụ nhận cảm trong cơ thể để giúp dạy cơ bụng của bạn siết lại bằng cách đưa không khí vào bụng của bạn và siết chặt về phía đai lưng. Tôi thường làm điều này bằng cách đặt tay lên vòng eo của khách hàng, nhưng nếu tập luyện một mình thì đai lưng sẽ làm tốt công năng của nó.
Và không bao giờ được đeo một chiếc đai khi thực hiện một bài tập mà bạn đã ngồi hoặc nằm xuống. Không bao giờ.
Kết luận, nếu bạn là người tập tạ có nhiều kinh nghiệm để thực hiện một hoặc hai rep với gần tối đa sự nỗ lực, vậy thì hãy đeo một cái đai lưng đi. Tuy nhiên, nếu bạn đang chỉ tập từ 8-10 rep tại 70% sức, vậy thì hãy cắt cái đai lưng trở lại tủ quần áo cùng với áo dây tank top của bạn đi.
"Đai lưng là dành cho những người tập tạ đầy kinh nghiệm và tập với mức tạ lớn."
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc sử dụng đai lưng để tăng sức mạnh.
Cuộc tranh luận này rất dễ dàng - áp lực bên trong bụng sẽ cung cấp sự ổn định cột sống dẫn đến việc lực phát ra ngoài sẽ lớn hơn. Giống như bất kỳ công cụ tập luyện khác, tuy nhiên, việc sử dụng nó mang tính tình huống.
Trong khi đai lưng là một công cụ hữu ích, thì chúng lại chỉ nên được sử dụng cho những bài tập lớn và các bài Olympic, và cho những khi phải nỗ lực ở mức 75 phần trăm hoặc cao hơn 1 rep max. Xin lỗi, nhưng tôi phải hét lên, mặc quần vải dù tập bài bicep curl thì không xứng đang đeo đai lưng làm gì.
Chắc chắn, việc sử dụng một cái đai cho những bài nâng ở phần trăm thấp hơn sẽ rất hiệu quả - bạn sẽ cải thiện được lực phát ra. Nhưng việc xây dựng sức mạnh phần và sự phối hợp của cơ core sẽ là điều thuận lợi cho việc xây dựng sức mạnh về lâu dài. Việc xem xét các bài nâng ở tỷ lệ phần trăm thấp hơn là những bài tập giúp xây dựng cơ core, trong khi đai lưng sẽ là thiết bị hỗ trợ lúc biểu diễn.
Đai lưng cũng là thứ dành riêng cho những người có ít nhất một vài năm kinh nghiệm trong việc nâng tạ - những người mới tập và những người vẫn còn ở độ tuổi trẻ trong việc tập luyện, cần phải học cách thở và làm thế nào gồng chặt cơ xô, cơ bụng, và những phần hệ thống cơ core hỗ trợ trước khi họ có thể đeo một chiếc đai lên.
Chúng ta thực sự cần phải ra khỏi vùng an toàn bằng cách không dùng đai lưng – những người tập tạ cần phải nắm vững cách sử dụng nó trước khi họ cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Bạn có biết làm thế nào để đưa được không khí đi thấp vào bụng của bạn? Bạn đã làm chủ được cách căng cơ xô chưa? Bạn có thể hít và thở với vùng cơ core đang gồng căng chưa? Nếu bạn trả lời không cho ngay cả một trong những câu hỏi này, thì hãy quên đi việc sử dụng dây đai.
Nếu bạn đã sẵn sàng cho việc đeo đai, thì hãy sử dụng nó thật tốt. Căn chỉnh nó để phía dưới cùng của đai nằm ngay phía trên đỉnh xương hông của bạn. Đảm bảo phần phía trước của đai bao phủ phần lỗ rốn của bạn.
Đồng thời, hãy đảm bảo rằng đai lưng được sử dụng để củng cố cho hơi thở ở cơ hoành có khả năng chịu lực nén. Không chỉ là đẩy phần cơ bụng của bạn về phía đai lưng. Điều này có nghĩa là bạn không nên đeo đai quá chặt đến nỗi mà phần bụng của bạn không thể mở rộng ra về phía nó được.
Khi bạn hít vào, thì bạn sẽ cảm thấy phần thân mình tràn ngập không khí và gây áp lực lên phần đai ở 360 độ. Phần bụng của bạn nên được nhấn vào cái đai, lưng của bạn cũng nên như vậy. Phần cơ bụng xiên của bạn nên nhấn vào cái đai lưng ngay phía trên đỉnh xương chậu của bạn. Nếu bạn làm đúng thì bạn sẽ cảm thấy như là một cái kẹo dẻo đang được nhồi vào một cái nhẫn cưới.
Hãy chắc chắn rằng đai lưng không phải là một cái nạng để bào chữa cho một form tập không đúng kĩ thuật. Hãy tập đúng form trước đã, và hãy sử dụng đai để giúp đỡ bạn giữ vị trí tốt - cột sống dài và hơi thở thấp.
Đai lưng bảo hộ là một công cụ - trong ngữ cảnh phù hợp chúng là thứ không thể thiếu, trong khi trong phần lớn các trường hợp (và ở đa số những người tập tạ) chúng cực kì vô dụng.
Hãy học đúng form bài tập, tìm hiểu làm cách nào để gồng chặt cơ core của bạn, và tập trung vào việc trở nên mạnh mẽ với càng ít "đồ chơi hỗ trợ" càng tốt. Các công cụ thú vị sẽ chờ đón bạn khi bạn cần đến chúng.
Nguồn : https://www.t-nation.com/
Đội ngũ Gymer Tri Thức THOL (Nguyễn Đăng Lân dịch)
Website này chỉ chia sẻ kiến thức thể hình, dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung chứ không mua bán. Nếu bạn có nhu cầu chọn mua những dòng supplement uy tín, chất lượng cao vui lòng ghé thăm THOL STORE - SIÊU THỊ SUPP CHÍNH HÃNG USA. Tất cả từ supplement đến phụ kiện thể hình đều có đủ các bạn nhé.
Bạn cũng có thể tham quan 4 trung tâm thể hình của chúng tôi tại Tp HCM với thiết bị nhập khẩu USA high class nhất Việt Nam tại: THOL GYM CENTER. Tập luyện tại THOL GYM bạn sẽ kế thừa được khối lượng kiến thức từ website này với thiết bị tập luyện và không gian VIP nhất, giúp bạn thành công nhanh hơn không chỉ trong sự nghiệp gymer mà còn cả trong mindset cuộc sống. Các trung tâm được tọa lạc tại các địa chỉ:
Phân tích Elasti Joint phục hồi xương khớp
EVP Extreme No - Pre-workout Energy và Pump
Đệ nhất pre-workout PUMP stim free của Labrada a-z
Pre-workout Stim Free EVP 3D muscle pump
Hydro Whey = Iso Whey + 100% Hydrolyzed siêu nhỏ
AMINO K.E.M – Intra Workout + EAAs hoàn chỉnh
Lean Body Meal Replacement - Bữa ăn thay thế
ISOJECT TRIPLE COLD-FILTERED Hani Rambod có gì?
Bạn không biết mình có thực hiện đúng các động tác thể hình hay không? Bạn cần có 1 sự kiểm chứng từ những người có kinh nghiệm và thực tâm nghiêm túc chia sẻ cùng bạn? Hãy truy cập thư viện danh sách các bài tập thể hình quan trọng của chúng tôi bao gồm các bài tập được chia thành từng nhóm cơ để các bạn tiện theo dõi bao gồm: cơ chân (hông, mông, đùi, đùi trước, đùi sau, bắp chân), cơ ngực (ngực trên, ngực lớn, cách dày ngực trong), cơ xô lưng (lưng giữa, xoo và lưng dưới), cơ vai (vai trước, vai sau, vai ngoài lớn), cơ tay (tay trước, tay sau), cơ bụng (gồm bụng trước và bụng xiên), các bài tập cardio tim mạch quan trọng .... Tất cả đều có tại Thư Viện Các Bài Tập Thể Hình
Bạn sẽ không thể thành công nếu bạn không có giáo án đúng đắn và 1 lịch tập khoa học nghiêm túc, bạn chưa đủ kinh nghiệm để thiết kế cho mình 1 lịch tập hoặc bạn không chắc lịch tập hiện tại của mình có ổn hay không? Không sao, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn. Chúng tôi hiện có trên 10 giáo án lịch tập phù hợp cho tất cả các đối tượng nam nữ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho nhiều mục tiêu tập luyện thể hình khác nhau: tăng cân, tăng cơ, giảm mỡ ... tất cả đều có tại Giáo án lịch tập thể hình từ cơ bản đến nâng cao
2024 © TheHinhOnline. ALL Rights Reserved. Chúng tôi giữ bản quyền nội dung trên website, mọi sự sao chép cần phải trích nguồn và có được sự đồng ý từ chúng tôi