Thịt, cá và những loại rau có màu đậm thường chứa nhiều sắt
- Sắt là một khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Một chế độ ăn uống có chứa quá ít chất sắt có thể góp phần vào bệnh thiếu máu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
- Đó là lý do tại sao việc tối ưu hóa lượng thức ăn giàu chất sắt là điều rất quan trọng, ví dụ như thịt, gia cầm, cá, sò, các loại đậu, các loại hạt, hạt giống, các loại rau họ cải và trái cây khô.
- Bạn cũng có thể cải thiện sự hấp thụ của chất sắt từ thực phẩm bằng cách sử dụng nồi và chảo gang để nấu ăn, và tránh dùng trà hay cà phê cùng với bữa ăn.
- Kết hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt với một nguồn giàu vitamin C có thể giúp thúc đẩy sự hấp thụ của bạn thêm nữa.
- Ngoài ta, một điều quan trọng nữa bạn nên nhớ là nồng độ sắt trong máu quá cao có thể gây hại và thực sự có thể ức chế hệ thống miễn dịch.
- Vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung sắt chỉ khi bạn bị chứng thiếu sắt, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
Kết luận: Mức nồng độ sắt trong máu tối ưu giúp cải thiện chức năng miễn dịch của bạn. Vì vậy, việc đưa vào các loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống của bạn sẽ là điều rất có lợi.
- Các loại thực phẩm giàu probiotics được cho là giúp tăng cường chức năng miễn dịch của bạn.
- Probiotics là những vi khuẩn có lợi sống trong ruột của bạn và giúp kích thích hệ thống miễn dịch của bạn.
- Chúng cũng giúp duy trì sức khỏe của niêm mạc đường ruột của bạn, có thể giúp ngăn ngừa các chất không mong muốn sẽ "rò rỉ" vào cơ thể và gây ra một phản ứng miễn dịch.
- Trong thực tế, các bài đánh giá gần đây đã cho thấy probiotics có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lên đến 42%.
- Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi người ta bị bệnh, những người thường xuyên tiêu thụ probiotics sẽ có ít khả năng lên đến 33% cần đến thuốc kháng sinh. Trong những trường hợp nhất định, việc thường xuyên tiêu thụ probiotics cũng có thể đem lại một sự hồi phục nhanh hơn từ căn bệnh.
- Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đều cung cấp cho những người tham gia các thực phẩm bổ sung probiotic. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tăng hàm lượng nạp vào của bạn bằng cách làm cho các loại thực phẩm probiotic như là một phần trong chế độ ăn uống thường xuyên của bạn.
- Các nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều probiotics bao gồm bắp cải muối (sauerkraut), dưa chua lên men tự nhiên, sữa chua, kefir, nước sữa (buttermilk), kimchi, tempeh (đậu nành lên men), miso (một loại gia vị, thực phẩm quen thuộc của người Nhật Bản, rất giống với tương của người Việt), natto (được làm từ hạt đậu tương lên men) và Kombucha (loại trà có đường, được lên men bằng nấm con giống).
Kết luận: Probiotics có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này có thể làm giảm khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn và giúp bạn hồi phục nhanh hơn khi bạn bị ốm.
- Các loại trái cây như cam, bưởi và quýt rất giàu vitamin C, một thứ giúp tăng cường khả năng miễn dịch rất nổi tiếng.
- Vitamin C được công nhận là có tính kháng khuẩn và chống viêm. Nó cũng giúp duy trì sự toàn vẹn của da, có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
- Ngoài ra, vitamin C có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch của bạn chống lại các hợp chất có hại được hình thành cùng với sự nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
- Vì vậy, việc nạp được đủ vitamin C là một cách tuyệt vời để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và có thể làm giảm khả năng viêm nhiễm.
- Một số nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng việc tăng cường nạp vào thêm lượng vitamin C khi bị cảm lạnh thông thường có thể giúp khỏe lên nhanh hơn.
- Ngoài ra, việc tăng hàm lượng nạp vào của bạn sẽ có lợi hơn khi đó là từ nguồn thực phẩm thực vật so với là từ thực phẩm bổ sung, vì thực vật chứa các hợp chất có lợi khác mà thực phẩm bổ sung lại không có.
- Các loại thực phẩm khác giàu vitamin C bao gồm ớt chuông, ổi, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, hoa quả, cà chua, đu đủ và đậu Hà Lan.
Chanh chứa nhiều Vitamin C rất tốt cho sức khỏe
Kết luận: Các loại trái cây họ cam quýt và các loại thực phẩm giàu vitamin C khác có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Điều này có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí có thể tăng tốc độ phục hồi của bạn.
- Gừng rất giàu gingerol, một chất hoạt tính sinh học được cho là giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Trong thực tế, gừng có đặc tính kháng khuẩn có thể ức chế sự tăng trưởng của một số loại vi khuẩn, bao gồm cả E. coli, Candida và Salmonella.
- Các nghiên cứu về tế bào của con người cho thấy gừng tươi cũng có thể giúp chống lại virus hợp bào hô hấp ở con người (HRSV), một loại virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu thêm ở người để ủng hộ tác dụng bảo vệ này.
- Tác dụng của gừng có thể đặc biệt mạnh mẽ nếu các hợp chất gừng đã hiện diện trong cơ thể của bạn trước khi sự nhiễm trùng xảy ra.
- Cuối cùng, gừng cũng có tác dụng chống buồn nôn, có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn của bạn khi bạn bị cúm.
- Cần nghiên cứu thêm để có thể xác định ra các hướng dẫn về liều lượng hiệu quả.
- Trong khi đó, chỉ cần rắc thêm một ít gừng tươi hoặc khô lên món ăn hoặc món sinh tố của bạn. Bạn cũng có thể nhâm nhi món nước pha gừng tươi hoặc dùng món gừng ngâm như một chất tẩy rửa vòm miệng giàu probiotic giữa các món ăn.
Kết luận: Sử dụng gừng như là một phần thường xuyên trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm các triệu chứng buồn nôn khi bạn đang bị bệnh.
- Tỏi cũng chứa các hợp chất hoạt động có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng
- Ví dụ, allicin, hợp chất hoạt động chính trong tỏi, được cho là cải thiện khả năng các tế bào miễn dịch của bạn để chống lại cảm lạnh và cúm.
- Tỏi cũng dường như có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus có thể giúp nó chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.
- Trong một nghiên cứu, những người tham gia đã được cho sử dụng thực phẩm bổ sung allicin hàng ngày đã có các cơn cảm lạnh ít thường xuyên hơn 63% so với nhóm dùng giả dược. Ngoài ra, khi họ đã bị bệnh, những người tham gia trong nhóm allicin phục hồi nhanh hơn trung bình 3,5 ngày.
- Trong một nghiên cứu khác, các người tham gia đã được cho sử dụng một loại thực phẩm bổ sung chiết xuất bệnh mang tính thường xuyên giống như là nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên, họ đã báo cáo rằng các triệu chứng đã ít hơn 21% và sự phục hồi nhanh hơn 58% so với nhóm dùng giả dược.
- Để tối đa hóa tác dụng tăng cường miễn dịch của tỏi, hãy nhắm đến mục tiêu ăn một tép tỏi 2-3 lần mỗi ngày.
- Nghiền tỏi ra và để yên nó trong 10 phút trước khi nấu ăn cũng có thể giúp làm tăng tác dụng của nó.
Kết luận: Việc tiêu thụ 2-3 tép tỏi tươi mỗi ngày có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tỏi có vẻ đặc biệt hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng và thời gian các bệnh cảm lạnh và cúm.
- Trong nhiều năm, những người Mỹ bản địa đã sử dụng quả mọng để điều trị nhiễm trùng giống như bệnh cảm lạnh.
- Điều này có thể là bởi vì quả mọng là một nguồn thực phẩm giàu các polyphenol, một nhóm các hợp chất thực vật có lợi với các đặc tính kháng khuẩn.
- Ví dụ, quercetin, một berry polyphenol, được cho là đặc biệt hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh sau khi một đợt tập luyện thể dục cao độ.
- Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng quả mọng và polyphenol của chúng có khả năng bảo vệ chống lại virus cúm chịu trách nhiệm gây bệnh cúm.
- Chúng thậm chí có thể cung cấp một sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn từ Staphylococcus, E. coli và Salmonella.
- Quả mọng cũng có chứa một lượng lớn vitamin C, là thứ sẽ tăng cường thêm vào tính chất miễn dịch của chúng.
Kết luận: Quả mọng chứa các hợp chất thực vật có lợi có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
- Dầu dừa chứa các triglyceride chuỗi trung bình (MCTs), một loại chất béo có đặc tính kháng khuẩn.
- Loại MCT phổ biến nhất trong dầu dừa chính là axit lauric, được chuyển đổi thành một chất gọi là monolaurin trong quá trình tiêu hóa.
- Cả hai axit lauric và monolaurin có khả năng tiêu diệt vi rút gây hại, vi khuẩn và nấm.
- Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng dầu dừa có thể giúp chống lại các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, viêm xoang, sâu răng, ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng dầu dừa có thể có hiệu quả chống lại các virut gây bệnh cúm và viêm gan C. Nó cũng có thể giúp chống lại bào tử nấm sinh dục Candida albicans, một nguyên nhân phổ biến của bệnh nhiễm nấm ở người.
- Bạn có thể dễ dàng cho thêm dầu dừa vào chế độ ăn của bạn bằng cách sử dụng nó để thay thế các loại bơ hoặc dầu thực vật khi nấu ăn hoặc nướng.
- Việc tiêu thụ lên đến hai muỗng canh (30 ml) mỗi ngày sẽ vẫn còn đủ chỗ cho bạn tiếp tục cho thêm các chất béo lành mạnh khác vào trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như quả bơ, các loại hạt, ô liu và dầu hạt lanh.
- Tuy nhiên, bạn có thể sẽ muốn tăng lượng nạp vào của bạn một cách từ từ để tránh cơn buồn nôn hoặc tình trạng phân lỏng có thể xảy ra khihàm lượng nạp vào cao.
Kết luận: Các loại chất béo được tìm thấy trong dừa có thể giúp bảo vệ bạn chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm.
- Cam thảo là một gia vị được làm từ rễ khô của cây Glycyrrhiza glabra.
- Nó đã được sử dụng trong y học thảo dược truyền thống ở châu Á và châu Âu trong hàng nghìn năm.
- Nghiên cứu cho thấy cam thảo có khả năng chống lại một số loại nấm và vi khuẩn, bao gồm cả E. coli, Candida albicans và Staphylococcus aureus.
- Cam thảo cũng có thể chống lại các virut gây bệnh cúm, viêm dạ dày ruột và bệnh bại liệt.
- Ngoài ra, nhiều sản phẩm có chứa cam thảo cũng chứa rất nhiều đường. Những người mà đang cố gắng để giảm lượng đường nạp vào của họ nên tìm các sự lựa chọn có lựng đường thấp hơn, chẳng hạn như trà cam thảo.
- Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều cam thảo có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm cao huyết áp, nhịp tim bất thường và tăng nguy cơ sinh non.
- Các cá nhân có các nguy cơ trên nên việc hạn chế tiêu thụ của họ.
Kết luận: Cam thảo có thể giúp cơ thể bạn chống lại các loại virus, vi khuẩn và nấm khác nhau. Tuy nhiên, liều dùng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ nhất định, bao gồm huyết áp cao.
- Các loại hạt và hạt giống cực kỳ giàu dinh dưỡng.
- Chúng rất giàu selen, đồng, vitamin E và kẽm, và các chất dinh dưỡng khác. Tất cả những thứ trên đều đóng một vai trò trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
- Hạt vừng và hạt hạnh nhân là những nguồn thực phẩm đặc biệt giàu đồng và vitamin E, trong khi hạt bí ngô và hạt điều rất giàu kẽm.
- Đối với selen, bạn có thể đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của bạn bằng cách ăn duy nhất một quả hạch Brazil cho mỗi ngày.
- Các loại hạt và hạt giống cũng là nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất béo lành mạnh tuyệt vời, tất cả đều có lợi cho sức khỏe.
Kết luận: Các loại hạt và hạt giống là những nguồn cung cấp selen, đồng, vitamin E và kẽm, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe miễn dịch.
- Khoai lang không chỉ ngon mà nó còn rất giàu vitamin A.
- Việc không hấp thụ đủ các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể dẫn đến sự thiếu hụt, là điều mà các nghiên cứu đã cho là có liên kết cùng với một hệ thống miễn dịch yếu hơn và sẽ nhạy cảm hơn với bệnh nhiễm trùng
- Ví dụ, một nghiên cứu đã báo cáo rằng các trẻ em bị thiếu hụt vitamin A sẽ có khăng cao hơn 35% bị các triệu chứng hô hấp, so với những người có mức vitamin A bình thường.
- Một nghiên cứu khác cho biết rằng việc cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin A có thể giúp cải thiện phản ứng của chúng đối với các vaccine nhất định.
- Tuy nhiên, liều lượng vitamin A quá mức có thể dẫn đến các tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, xương yếu, hôn mê và thậm chí tử vong sớm - đặc biệt là nếu bạn dùng vitamin A trong hình thức thực phẩm bổ sung.
- Việc tăng lượng dùng thực phẩm bổ sung Vitamin A trong thời kì mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, điều an toàn nhất có thể là, hãy đáp ứng nhu cầu vitamin A của bạn thông qua chế độ ăn uống thay vì dùng bổ sung.
- Bên cạnh khoai lang, các loại thực phẩm khác cũng có nhiều chất vitamin A bao gồm cà rốt, các loại rau có lá màu xanh lá cây, bí, rau diếp romaine, mơ khô, ớt đỏ, cá và các loại thịt nội tạng.
Kết luận: Khoai lang và các loại thực phẩm giàu vitamin A khác có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm khả năng nhiễm trùng.
- Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt đòi hỏi một lượng tốt từ các chất dinh dưỡng khác nhau.
- Người mà theo một chế độ ăn cân bằng tốt các loại thực phẩm được mô tả ở trên sẽ không khó để đạt đủ các yêu cầu hàng ngày của họ.
- Tuy nhiên, một số người có thể sẽ không đáp ứng đủ được các mức dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày của họ thông qua một mình chế độ ăn uống.
- Nếu đây là trường hợp của bạn, thì hãy xem xét thêm việc sử dụng thêm các chất bổ sung sau đây vào chế độ ăn của bạn:
Probiotics: Lý tưởng nhất là các chủng Lactobacillus hay Bifidobacterium với số lượng khoảng 2-3 tỷ đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFUs) mỗi ngày.
Vitamin C: Nên nạpkhoảng 75-90 mg mỗi ngày. Việc tăng liều lượng hàng ngày của bạn lên đến 1 gram mỗi ngày có thể cung cấp các lợi ích bổ sung trong giai đoạn bị bệnh.
A multivitamin (Vitamin tổng hợp): Hãy tìm một loại mà chứa sắt, kẽm, đồng, vitamin E và selen với số lượng đủ để giúp bạn đáp ứng 100% liều khuyến nghị dinh dưỡng các chất đó hằng ngày.
Viên Kẽm(Zinc Lozenges): Liều tối thiểu là 75 mg mỗi ngày lúc bắt đầu có triệu chứng cảm lạnh có thể giúp giảm thời gian nhiễm trùng.
- Ngoài ra, nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có bệnh cúm, viêm xoang và viêm phế quản.
- Do đó, những người sống ở vùng khí hậu phía Bắc, nơi mà ánh sáng mặt trời có hạn, cũng có thể cần phải tiêu thụ ít nhất 600 IU (15 mcg) từ thực phẩm bổ sung vitamin D mỗi ngày.
Kết luận: Các chất bổ sung trên có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch ở những người không có khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của họ thông qua một mình chế độ ăn uống của họ.
- Chế độ ăn uống của bạn đóng một vai trò quan trọng cho sức khỏe của hệ thống miễn dịch của bạn.
- Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm được liệt kê ở trên có thể giúp giảm mức độ thường xuyên bạn bị bệnh và có thể giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn.
- Những người không thể thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn của họ có thể cần xem xét đến việc sử dụng các thực phẩm bổ sung được cho là có tính tăng cường miễn dịch.
Nguồn : https://authoritynutrition.com
Đội ngũ Gymer Tri Thức THOL (Nguyễn Đăng Lân dịch)
Website này chỉ chia sẻ kiến thức thể hình, dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung chứ không mua bán. Nếu bạn có nhu cầu chọn mua những dòng supplement uy tín, chất lượng cao vui lòng ghé thăm THOL STORE - SIÊU THỊ SUPP CHÍNH HÃNG USA. Tất cả từ supplement đến phụ kiện thể hình đều có đủ các bạn nhé.
Bạn cũng có thể tham quan 4 trung tâm thể hình của chúng tôi tại Tp HCM với thiết bị nhập khẩu USA high class nhất Việt Nam tại: THOL GYM CENTER. Tập luyện tại THOL GYM bạn sẽ kế thừa được khối lượng kiến thức từ website này với thiết bị tập luyện và không gian VIP nhất, giúp bạn thành công nhanh hơn không chỉ trong sự nghiệp gymer mà còn cả trong mindset cuộc sống. Các trung tâm được tọa lạc tại các địa chỉ:
Phân tích Elasti Joint phục hồi xương khớp
EVP Extreme No - Pre-workout Energy và Pump
Đệ nhất pre-workout PUMP stim free của Labrada a-z
Pre-workout Stim Free EVP 3D muscle pump
Hydro Whey = Iso Whey + 100% Hydrolyzed siêu nhỏ
AMINO K.E.M – Intra Workout + EAAs hoàn chỉnh
Lean Body Meal Replacement - Bữa ăn thay thế
ISOJECT TRIPLE COLD-FILTERED Hani Rambod có gì?
Bạn không biết mình có thực hiện đúng các động tác thể hình hay không? Bạn cần có 1 sự kiểm chứng từ những người có kinh nghiệm và thực tâm nghiêm túc chia sẻ cùng bạn? Hãy truy cập thư viện danh sách các bài tập thể hình quan trọng của chúng tôi bao gồm các bài tập được chia thành từng nhóm cơ để các bạn tiện theo dõi bao gồm: cơ chân (hông, mông, đùi, đùi trước, đùi sau, bắp chân), cơ ngực (ngực trên, ngực lớn, cách dày ngực trong), cơ xô lưng (lưng giữa, xoo và lưng dưới), cơ vai (vai trước, vai sau, vai ngoài lớn), cơ tay (tay trước, tay sau), cơ bụng (gồm bụng trước và bụng xiên), các bài tập cardio tim mạch quan trọng .... Tất cả đều có tại Thư Viện Các Bài Tập Thể Hình
Bạn sẽ không thể thành công nếu bạn không có giáo án đúng đắn và 1 lịch tập khoa học nghiêm túc, bạn chưa đủ kinh nghiệm để thiết kế cho mình 1 lịch tập hoặc bạn không chắc lịch tập hiện tại của mình có ổn hay không? Không sao, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn. Chúng tôi hiện có trên 10 giáo án lịch tập phù hợp cho tất cả các đối tượng nam nữ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho nhiều mục tiêu tập luyện thể hình khác nhau: tăng cân, tăng cơ, giảm mỡ ... tất cả đều có tại Giáo án lịch tập thể hình từ cơ bản đến nâng cao
2025 © TheHinhOnline. ALL Rights Reserved. Chúng tôi giữ bản quyền nội dung trên website, mọi sự sao chép cần phải trích nguồn và có được sự đồng ý từ chúng tôi