Squat là bài tập được nhiều bạn nữ quan tâm và tập luyện khi bước đến phòng gym. Với những lợi ích của nó trong việc giúp phụ nữ cải thiện số đo vòng 3, làm săn chắc cơ mông đùi, mông cao quyến rũ… Nhưng đối với bà bầu, bài tập này có cần thiết hay không ? Và liệu nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe sinh sản của người mẹ không ?
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa thai sản đầu ngành, các bà mẹ tương lai nên tập thể dục khi mang thai từ 3-4 lần trong tuần, nếu không mắc phải một vấn đề sức khỏe nào, để chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ sau đó. Nên tránh các hoạt động thể thao nguy hiểm như cưỡi ngựa, lặn, thi đấu đối kháng, thể dục dụng cụ, trượt ván, trượt patin… Như vậy khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tập gym.
Squat hay gánh tạ là một bài tập đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn của rất nhiều nhóm cơ như cơ mông, cơ đùi trước, đùi sau, cơ lưng dưới,… Hơn thế nữa, squat giúp ta phát triển được cơ sàn chậu – một nhóm cơ được ví như cái võng hình thành từ nhiều khối gân và cơ đan xen nhau. Khối gân và cơ này bám chắc vào phía trước là thành bụng và xương mu, hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống thắt lưng xuống đến xương chậu cùng cụt. Sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống gồm sinh dục (tử cung, âm đạo), niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn).
Nhiệm vụ của sàn chậu là giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. Sàn chậu còn có vai trò đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động tiểu tiện theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh con dễ dàng hơn. 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu.
Cơ sàn chậu yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ. Do đó nếu bạn không luyện tập cơ sàn chậu khỏe mạnh, bạn có thể mắc phải căn bệnh sa tử cung, sa dạ con sau sinh. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh thấy khó chịu, tự ti, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc. Thậm chí, nếu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng không thể mang thai sau này.
Với bài squat, nó sẽ tác động giúp cơ sàn chậu dày hơn, khỏe hơn để giữ chắc tử cung, giúp thai nhi phát triển tốt trong suốt giai đoạn thai kì. Đặc biệt là khi sắp sinh, ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, khi em bé quay đầu lại, chúng ta đều muốn em bé quay đầu lại ở một vị trí sâu, lý tưởng, để rút ngắn thời gian chuyển dạ, sinh con dễ dàng hơn. Nhưng nếu em bé quay đầu xuống sâu mà cơ sàn chậu không đủ khỏe để giữ lại thì có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sinh thiếu tháng. Cơ sàn chậu chắc khỏe còn giúp thai phụ dễ dàng “vượt cạn” an toàn.
Phụ nữ khi mang thai những tháng đầu thường có rất nhiều thay đổi trong cơ thể như: buồn nôn, mệt mỏi, tâm trạng lo âu sợ hãi... trong đó có triệu chứng đau lưng. Nhiều người cảm thấy rất đau khi ngồi hoặc làm việc lâu một tư thế, thậm chí có người cảm thấy đau đến mức mất ngủ. Những vị trí đau thường gặp nhất là đau lưng dưới, đau vùng xương chậu, vùng hông,… làm cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí cơn đau có thể kéo dài suốt quá trình mang thai và hậu sản.
Khi mang thai, tử cung và bụng ngày càng to lên dẫn đến việc gây áp lực đè nặng lên cơ sàn chậu; chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức, từ đó gây mỏi, đau nhức vùng hông và lưng dưới. Chính vì vậy, phụ nữ cần phải cải thiện sức khỏe cho cơ lưng dưới và cơ vùng chậu trong thời gian trước thai kì. Nếu bạn và chồng đã lên kế hoạch từ trước cho việc sinh em bé thì vấn đề đầu tiên là phải đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trước khi mang thai.
Nên luyện tập bài Squat từ 1 đến 2 buổi một tuần để cơ sàn chậu có thể phát triển được khỏe mạnh hơn. Thực sự không cần nhất thiết phải tập với tạ hay phải đến tận phòng gym chuyên biệt. Bạn vẫn có thể mua Tạ chuông - Kettlebell THOL, vừa tiện lợi lại vừa có nhiều màu sắc rất bắt mắt giúp gây hứng thú khi tập luyện ngay tại nhà. Nếu không thuận tiện, bạn vẫn có thể luyện tập bằng phương pháp bodyweight mà không cần tạ mỗi ngày. Không cần phải tập quá nặng, vì mục đích của các bà mẹ mang bầu không phải là để thể hiện sức mạnh.
Những bài tập Kegel giúp cho phụ nữ sau sinh thu nhỏ vùng kín mà không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật, cơ quan sinh dục khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sa dạ con sau sinh cực tốt. Tuy nhiên, theo những nghiên gần đây của các nhà khoa học, trong bộ môn thể hình, bài tập Squat cũng có tác dụng tương tự và thậm chí là tốt hơn nhiều lần vì ngoài cơ Kegel, nó còn bổ trợ và phát triển cho nhiều nhóm cơ khác.
Việc phát triển nhóm cơ sàn chậu sẽ giúp kiểm soát tốt hơn sự co thắt ở các cơ quan sinh dục (âm đạo) và tiêu hóa dưới (hậu môn). Nhờ kiểm soát tốt sự co thắt ở cơ quan sinh dục giúp mẹ bầu dễ dàng rặn đẻ, vừa nhanh chóng, vừa đỡ đau khi sinh. Ngoài ra, cơ quan sinh dục săn chắc hơn sẽ giúp đời sống tình dục trong hơn nhân luôn mặn nồng, khơi sức trẻ và giữ lửa tình yêu.
Phụ nữ càng lớn tuổi, lượng hormone estrogen nữ càng giảm thì cơ quan sinh dục cũng trở nên lỏng lẻo, thiếu linh hoạt hơn. Nếu bạn không chăm chỉ luyện tập thường xuyên thì khi cơ sàn chậu đã yếu và lão hóa, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ cuộc sống tình cảm hôn nhân. Chính vì thế ngay cả lúc con trong thai kì hay khi đã sinh em bé xong, hoặc đang ở lứa tuổi trung niên thì cũng nên tập squat.
Thông thường, ở giai đoạn thứ 2 của ca sinh nở (khi những cơn đau đến liên tục, mạnh mẽ nhất), các bà mẹ Việt Nam thường chọn cách nằm trên giường hoặc cố gắng đi lại để chờ sinh nở. Tuy nhiên, những phương cách này thường không được các chuyên gia sản trên thế giới khuyến khích mà thay vào đó, các bà mẹ phương Tây sẽ được bác sĩ hướng dẫn những tư thế, vị trí ngồi, nằm tốt nhất để mẹ giảm bớt cơn đau và em bé cũng vào đúng vị trí, dễ dàng chào đời hơn và tránh những biến cố bất thường sau sinh.
Những tư thế này rất gần gũi và gần như là mô phỏng lại động tác squat chúng ta thường tập như ngồi xổm, ngồi trên bóng tập cao su đàn hồi,… Với những vị trí này, các chuyên gia khuyên các bà mẹ tương lai nên thực hiện trước khi bắt đầu rặn đẻ. Lúc này, người mẹ chưa cần phải cố sức đẩy em bé ra ngoài mà hãy duy trì sức để vượt qua cơn co (mỗi cơn co kéo dài từ 60-70 giây). Người nhà cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ như gối, khăn, bóng tập và hỗ trợ các mẹ bầu luyện tập.
Khi chuyển dạ, mẹ bầu được tự do lựa chọn tư thế thoải mái nhất để đối mặt với những cơn co. Nếu thực hiện tư thế squat khi vượt cạn, nhờ thế mà bé cũng dễ dàng chúc đầu xuống và mẹ rặn đẻ thuận lợi hơn. Khi trọng lực dồn xuống phần thân dưới, kết hợp với việc kiểm soát các cơ hoạt động hiệu quả, nhờ vậy mà em bé chui ra dễ dàng, ít khi cần có sự can thiệp như sử dụng forcep hay rạch tầng sinh môn.
Khi nằm ngửa, mẹ phải chịu toàn bộ sức nặng của em bé, tử cung, nhau thai, đồng nghĩa với việc mẹ cần nhiều oxy hơn cho cơ thể mình. Khi đó lượng oxy đến thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, ở tư thế squat – 1 trong 5 tư thế được phụ nữ phương Tây áp dụng phổ biến khi sinh con – sẽ giúp mẹ rặn đẻ dễ dàng, nhanh chóng mà em bé cũng được cung cấp oxy nhiều hơn, tránh được nguy cơ gặp phải sang chấn khi vừa chào đời.
Tư thế Squat khi mang thai
Đây là 1 trong 5 tư thế hiệu quả, được các bác sĩ sản khoa
khuyên phụ nữ nên áp dụng khi chuyển dạ
Ở tư thế nằm ngửa, kích thước tử cung giảm tới 30% so với khi thực hiện tư thế squat hay ngồi xổm. Với những trường hợp thai nhi to, nằm ngửa càng gây khó khăn cho quá trình sinh nở của mẹ. Nếu mẹ nằm ngửa, khi tử cung đang co bóp mà em bé đang cố chui xuống phía dưới, vô tình sẽ khiến cho tử cung co kéo ngược em bé trở lên trên, gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Tư thế squat cũng thích hợp với những mẹ chịu đau kém. Mẹ có thể bám tay vào hai đầu gối hoặc bất cứ vật gì bên cạnh, lưng dựa vào tường để đỡ mỏi nếu phải rặn đẻ trong thời gian dài. Một điểm cộng nữa của tư thế này là những cơn đau tại vùng chậu giảm đi đáng kể và giúp bé quay đầu về tư thế thuận lợi nhất để chào đời dễ dàng. Tuy nhiên, tư thế này đòi hỏi mẹ phải có sự chuẩn bị và tập luyện từ trước để tránh gây căng cứng các nhóm cơ thân dưới sau sinh do cơ bắp không quen động tác từ trước.
Sau khi sinh, tử cung sẽ bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống, quay trở vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do bị kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên sau sinh sẽ lỏng lẻo hơn so với trước. Cơ quan âm đạo và đáy chậu phải căng ra quá mức để em bé chui lọt qua khi sinh cũng bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu. Thành bụng bị căng ra khi mang thai sẽ gây ra rạn da, thậm chí chảy xệ sau sinh, khoảng 6-8 tuần mới có thể dần hồi phục.
Là phụ nữ, ai cũng mong muốn mình có một thân hình thon gọn. Chính vì thế, vấn đề vóc dáng và cân nặng sau sinh luôn được chị em đề cao. Tuy nhiên, dù sốt ruột thế nào, bạn cũng không nên nôn nóng tập thể dục quá sớm. Điều này không tốt cho chính bản thân bạn cũng như đứa con thân yêu của bạn. Hãy kiên nhẫn, cho cơ thể thời gian để phục hồi. Bạn chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh, các bạn sinh mổ thì còn cần phải nghỉ ngơi lâu hơn. Và cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng của mình.
Cứ 3 người từng mang thai và sinh đẻ thì có một người bị són tiểu. Són tiểu là tình trạng không kiểm sót được việc tiểu tiện, rỉ nước tiểu ra ngoài không theo ý muốn, thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Khi bạn hắt xì, cười, hoặc thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép lên bàng quang và bọng đái, khiến cơ sàn chậu sau sinh quá yếu, không thể kiểm soát nổi sự co thắt ở bàng quang nên gây ra tình trạng són tiểu.
Chính vì vậy, luyện tập động tác squat từ trước giai đoạn khi mang thai và 9 tháng 10 ngày khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị đủ sức khỏe cho quá trình mang thai và hậu sản. Hơn nữa, các cơ quan đã được kích thích phát triển trong lúc luyện tập sẽ quen dần với việc co dãn, tăng độ khỏe và sức chịu đựng. Nên sau sinh, chỉ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý thì các nhóm cơ cũng trở nên nhanh chóng phục hồi và quay về vị trí ban đầu, giảm thời gian nghỉ thai sản đi đáng kể.
Ngoài ra, việc luyện tập thể dục, thể thao một cách thường xuyên và đều đặn sẽ giúp nâng cao đề kháng. Đặc biệt quá trình sinh nở sẽ tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh. Việc nâng cao đề kháng và sức khỏe từ trước giúp việc ở cữ sau sinh nhẹ nhàng hơn, không cần phải nhốt mình trong phòng, kiêng tắm và không cần phải nằm than.
Và qua những lý do trên, Hương hy vọng là các mẹ bầu khi mang thai đã có thêm những kiến thức bổ ích để chuẩn bị thật tốt cho việc chào đón thêm thành viên mới cho gia đình của mình. Chúc các bạn “mẹ tròn con vuông”, có thật nhiều may mắn và đặc biệt là nhớ siêng năng tập squat, rèn luyện sức khỏe và cơ thể. Bài viết đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Hương Trần - HLV Thể hình & Fitness
Website này chỉ chia sẻ kiến thức thể hình, dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung chứ không mua bán. Nếu bạn có nhu cầu chọn mua những dòng supplement uy tín, chất lượng cao vui lòng ghé thăm THOL STORE - SIÊU THỊ SUPP CHÍNH HÃNG USA. Tất cả từ supplement đến phụ kiện thể hình đều có đủ các bạn nhé.
Bạn cũng có thể tham quan 4 trung tâm thể hình của chúng tôi tại Tp HCM với thiết bị nhập khẩu USA high class nhất Việt Nam tại: THOL GYM CENTER. Tập luyện tại THOL GYM bạn sẽ kế thừa được khối lượng kiến thức từ website này với thiết bị tập luyện và không gian VIP nhất, giúp bạn thành công nhanh hơn không chỉ trong sự nghiệp gymer mà còn cả trong mindset cuộc sống. Các trung tâm được tọa lạc tại các địa chỉ:
Phân tích Elasti Joint phục hồi xương khớp
EVP Extreme No - Pre-workout Energy và Pump
Đệ nhất pre-workout PUMP stim free của Labrada a-z
Pre-workout Stim Free EVP 3D muscle pump
Hydro Whey = Iso Whey + 100% Hydrolyzed siêu nhỏ
AMINO K.E.M – Intra Workout + EAAs hoàn chỉnh
Lean Body Meal Replacement - Bữa ăn thay thế
ISOJECT TRIPLE COLD-FILTERED Hani Rambod có gì?
Bạn không biết mình có thực hiện đúng các động tác thể hình hay không? Bạn cần có 1 sự kiểm chứng từ những người có kinh nghiệm và thực tâm nghiêm túc chia sẻ cùng bạn? Hãy truy cập thư viện danh sách các bài tập thể hình quan trọng của chúng tôi bao gồm các bài tập được chia thành từng nhóm cơ để các bạn tiện theo dõi bao gồm: cơ chân (hông, mông, đùi, đùi trước, đùi sau, bắp chân), cơ ngực (ngực trên, ngực lớn, cách dày ngực trong), cơ xô lưng (lưng giữa, xoo và lưng dưới), cơ vai (vai trước, vai sau, vai ngoài lớn), cơ tay (tay trước, tay sau), cơ bụng (gồm bụng trước và bụng xiên), các bài tập cardio tim mạch quan trọng .... Tất cả đều có tại Thư Viện Các Bài Tập Thể Hình
Bạn sẽ không thể thành công nếu bạn không có giáo án đúng đắn và 1 lịch tập khoa học nghiêm túc, bạn chưa đủ kinh nghiệm để thiết kế cho mình 1 lịch tập hoặc bạn không chắc lịch tập hiện tại của mình có ổn hay không? Không sao, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn. Chúng tôi hiện có trên 10 giáo án lịch tập phù hợp cho tất cả các đối tượng nam nữ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho nhiều mục tiêu tập luyện thể hình khác nhau: tăng cân, tăng cơ, giảm mỡ ... tất cả đều có tại Giáo án lịch tập thể hình từ cơ bản đến nâng cao
2024 © TheHinhOnline. ALL Rights Reserved. Chúng tôi giữ bản quyền nội dung trên website, mọi sự sao chép cần phải trích nguồn và có được sự đồng ý từ chúng tôi